“Chúng tôi muốn mang một văn hóa khác, mang tư tưởng suy nghĩ và ước mơ độc lập và truyền cảm hứng khởi nghiệp cho các startup. Đồng thời, VSV sẽ là vườn ươm hỗ trợ cho các startup khởi nghiệp”, bà Thạch Lê Anh – Giám đốc Vietnam Silicon Valley (VSV) chia sẻ.

Bà nhận xét thế nào về các startup Việt? VSV mang tới những cảm hứng khởi nghiệp thế nào cho Việt Nam, một quốc gia theo nhiều người nghĩ rất ít hình thức đầu tư mạo hiểm?

Có thể nói, hiện Việt Nam hiện đã là điểm đến của một số công ty điện tử tiêu dùng lớn nhất trên thế giới. Các công ty này đã thành lập nhà máy, đầu tư rất nhiều nguồn lực tại đây. Thay vì chỉ dừng lại ở việc sản xuất TV và smartphone, chính phủ và doanh nghiệp Việt tham vọng tạo ra được những startup tỷ đô có thể thay đổi được cả thế giới, từ đó thúc đẩy nền kinh tế quốc gia đi lên.

1img_0164

Chúng tôi đang bắt đầu dự án để thu hút đầu tư vào các startup cũng như các dự án kinh doanh ở Việt Nam…Chúng tôi muốn phát triển một hệ sinh thái mà ở đó các nhà đầu tư nhận thấy những lợi ích to lớn, từ đó họ sẽ bỏ tiền đầu tư vào Việt Nam.

Thực tế cho thấy, đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam là rất hiếm, bởi các nhà đầu tư Việt Nam thà ném tiền tiết kiệm của họ vào bất động sản chứ không quan tâm đến startup. Ở Việt Nam cũng chưa có một hệ sinh thái tốt nhằm khuyến khích góp vốn và mở rộng quy mô doanh nghiệp.

VSV là sáng kiến được thành lập ra từ thực tế này. VSV có nhiệm vụ tài trợ vốn cho các doanh nghiệp để họ biến ý tưởng thành hiện thực, giúp doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh, kết nối startup với khách hàng lẫn nhà đầu tư tiềm năng. Tổ chức này điều hành một chương trình, khóa học tăng tốc hoạt động như một “vườn ươm” giúp đỡ startup.

Được coi là “vườn ươm” trợ giúp các startup khởi nghiệp, đến nay VSV đã có bao nhiêu khóa huấn luyện cho các startup, thưa bà?

Năm 2014, vườn ươm này đã thu hút 9 startup tham gia, và những khóa học tương tự sẽ được tổ chức trong năm 2015. Để học hỏi từ  thung lũng Silicon, VSV đã gửi 12 đại biểu từ Việt Nam sang Mỹ tham gia một chuyến tham quan học hỏi trong một tuần tại San Francisco và New York. Đại biểu sẽ nói chuyện với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp lớn, lẫn các startup để bàn cách làm như thế nào để thu hút đầu tư cho  doanh nghiệp Việt Nam, và chính phủ nên giữ vai trò gì trong việc góp vốn, giúp đỡ các startup khởi nghiệp.

Thưa bà, một làn sóng startup và doanh nhân mới đã nổi lên tại Việt Nam. Làn sóng này được gọi với cái tên “hiệu ứng Flappy Bird”, bà nghĩ sao về điều này?

Flappy Birthd là tên của tựa game di động rất nổi tiếng hồi năm ngoái trước khi bị lập trình viên Nguyễn Hà Đông – gỡ bỏ khỏi App Store vì cho rằng “quá gây nghiện”. Ở thời điểm đỉnh cao, Đông có thu nhập 50.000 USD/ngày từ quảng cáo trong game – khoản tiền mà một người lao động bình thường ở Việt Nam phải mất khoảng 30 năm mới kiếm được. Trong lịch sử của startup 10 năm qua không có một startup nào thành công như thế.

1446088507-3

Các doanh nhân tôi gặp ở Việt Nam đều ngưỡng mộ thành công, Flappy Bird là điển hình của một sản phẩm đến từ Việt Nam có thể vươn tầm thế giới, và nó làm được điều đó một cách cực kỳ nhanh chóng.

Tuy nhiên, thành công của Flappy Bird cũng được đánh giá chỉ là ngoại lệ. Ngay cả khi các công ty Việt Nam khác tìm đến Mỹ để học hỏi, thành công cũng sẽ không sớm đến với họ. Muốn thành công ở Việt Nam phải cần thời gian.

Theo bà đâu là sự khác biệt về việc hỗ trợ vốn cho các startup ở Việt Nam và các quốc gia khác? VSV có phải là cầu nối giữa các startup từ thung lũng Silicon vào Việt Nam?

Các hãng đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu vào việc góp vốn cho các startup ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, điều đó đặt ra thách thức cho các công ty khi họ phát triển lên và cần thêm tiền. Họ không có nhiều lựa chọn như ở các quốc gia phát triển. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do các nhà đầu tư khó tìm thấy một “lối thoát” thành công cho khoản vốn họ bỏ ra.

Giúp các nhà đầu tư ở Mỹ biết đến Việt Nam là một trong những lý do chính của mà VSV tổ chức. VSV đóng vai trò như một “người đảm bảo” cho các startup tham gia chương trình đào tạo với hy vọng rằng nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc rót vốn cho startup thay vì luôn có tâm lý ngần ngại như trước đây.

Được biết Việt Nam cũng đang chuẩn bị một quỹ đầu tư mạo hiểm riêng vào cuối năm 2015, và VSV sẽ dành ít nhất 10.000 USD đầu tư cho mỗi thành viên trong chương trình đào tạo của mình. Chính phủ Việt Nam cũng tài trợ cho các vườn ươm doanh nghiệp.

Thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm với sự đầu tư của chính phủ có thể sẽ là một cách giúp startup phát triển; và đảm bảo chính phủ Việt Nam sẽ dành hàng triệu USD cho startup là một phần trong mục đích chuyến đi tới Mỹ của VSV. VSV cũng cố gắng sát cánh cùng Chính phủ Việt Nam hỗ trợ thêm các vườn ươm công nghệ khác cũng như hàng loạt startup khởi nghiệp tại Việt Nam….

Nguồn: http://khoinghiep.hoclamgiau.vn/